Năng lực giải trình trong bán hàng

Năng lực giải trình là khả năng đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cá nhân khi được yêu cầu. Trong bài viết này, Saleshelp.vn sẽ giúp bạn hiểu được biểu hiện hành vi ở các mức độ Năng lực giải trình.

Năng lực giải trình
Năng lực giải trình

Mức độ 1 – Mức độ kém trong Năng lực giải trình

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.

  • Biết biện minh cho hành động của mình trong quá khứ hoặc tương lai
  • Chỉ biết áp dụng những mẫu văn bản giải trình có sẵn

Mức độ 2 – Mức độ cơ bản trong Năng lực giải trình

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Nhận thức được trách nhiệm giải trình và tự giác thực hiện
  • Chỉ có khả năng giải trình bằng văn bản, còn lúng túng khi giải trình bằng lời nói

Mức độ 3 – Mức độ khá trong Năng lực giải trình

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Hiểu được trách nhiệm giải trình và quyền từ chối giải trình của mình
  • Thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải trình
  • Khả năng giải trình bằng lời nói còn hạn chế

Mức độ 4 – Mức độ tốt trong Năng lực giải trình

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Dự đoán được hệ quả các hành vi giải trình của mình
  • Có hiểu biết để phối hợp với các bên liên quan cùng giải trình
  • Cung cấp đầy đủ bằng chứng, chứng cứ khách quan khi giải trình
  • Tự đề xuất được cơ chế giám sát và đánh giá giải trình

Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc trong Năng lực giải trình

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.

  • Có kế hoạch từ trước về việc giải trình
  • Hiểu rõ về quyền hạn, thủ tục, quy trình giải trình
  • Có khả năng giải trình rõ ràng, thuyết phục bằng cả lời nói và văn bản
  • Chủ động bổ sung, đính chính thông tin sau giải trình để đầy đủ, chính xác hơn
  • Có khả năng tư vấn, giám sát, đánh giá giải trình của người khác

Bộ câu hỏi kiểm tra năng lực

  • Bạn biết những gì về quy trình, thủ tục giải trình?
  • Những trường hợp nào cần phải giải trình trong doanh nghiệp? 
  • Bạn sẽ làm gì nếu một đồng nghiệp cùng cấp yêu cầu bạn giải trình?
  • Theo bạn, có cần minh bạch ngân sách trong tổ chức không?
  • Mô tả lại một lần bạn đã giải trình thành công.
  • Tường trình và giải trình có gì giống và khác nhau?
  • Theo bạn, trong tổ chức thì ai là người cần có năng lực giải trình nhất?
  • Giả sử bạn là nhân viên sales của một công ty cung cấp phần mềm. Công ty nhận được khiếu nại của khách hàng về việc phần mềm yêu cầu phải trả thêm phí để có thể sử dụng tiếp, trong khi loại phí này không được bạn đề cập đến trước đó. Bạn sẽ giải trình với cấp trên của bạn như thế nào?
  • Giả sử bạn bị nghi ngờ làm hư hại tài sản của tổ chức và được yêu cầu giải trình. Bạn sẽ chứng minh mình vô tội bằng cách nào?
  • Bạn đánh giá thế nào về hiệu quả của giải trình bằng lời nói và văn bản?
  • Trong vòng 7 câu, hãy giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện xét tăng lương trong quý tiếp theo của bạn.
  • Bạn sẽ sử dụng thông tin khách quan hay chủ quan khi giải trình?
  • Nếu bạn thu thập được những thông tin mới sau giải trình, bạn sẽ xử lý chúng như thế nào?

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trong việc phát triển và hiểu rõ hơn về năng lực giải trình. Ngoài ra, bạn có thể học hỏi nhiều kiến thức hơn tại Cổng thông tin kiến thức bán hàng hoặc tham khảo các khóa học chuyên sâu tại Tân Công Nghệ.

Bài viết liên quan